CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
Trụ sở:72/11 Đ Đường số 4, P.Hiệp Bình Phước, Q Thủ Đức,Tp.HCM
VPGD: 58 đường số 7, KP3, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

ĐT: 0283 9682228   Hotline: 0949 459 415    Mail: kiemdinhinsaf@gmail.com

CÔNG TY CP KIỂM ĐỊNH VÀ HUẤN LUYỆN AN TOÀN CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM ( gọi tắc là INSAFcó chức năng KIỂM ĐỊNH và HUẤN LUYỆN AN TOÀN được Bộ Lao Động Thương Binh - Xã Hội cấp phép đủ điều kiện kiểm định theo Quyết định số 947/QĐ-LĐTBXH và cấp phép đủ điều kiện huấn luyện theo Quyết định số 242/QĐ-LĐTBXH

Các dịch vụ chính của INSAF: KIỂM ĐỊNH - HUẤN LUYỆN - KIỂM TRA THỬ NGHIỆM

I. KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN

1. Kiểm định KTAT thiết bị nâng - thang máy:

     - Xe nâng hàng, xe nâng người

     - Cầu trục, palang, tời nâng hàng

     - Cổng trục, bán cổng trục 

     - Cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp, cần trục ô tô 

     - Thang máy tải khách,Thang máy tải hàng

     - Thang cuốn, băng tải chở người

2. Kiểm định KTAT thiết bị áp lực:

      - Máy nén khí, bình chịu áp lực

      - Hệ thống lạnh trung tâm, hệ thống lạnh làm đá cây,

      - Nồi hơi, Lò dầu tải nhiệt, nồi đun điện,

II. KIỂM TRA - THỬ NGHIỆM:

1. Kiểm tra an toàn điện:

     - Đo - kiểm tra điện trở nối đất hệ thống chống sét,

     - Đo - kiểm tra điện trở hệ thống nối đất an toàn điện,

     - Kiểm tra điện trở cách điện thiết bị điện.

2. Kiểm định hiệu chỉnh van an toàn, đồng hồ áp suất, cân điện tử, cân ô tô

3. Dịch vụ kiểm tra không phá hủy bằng các phương pháp:

    - Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm (UT);

    - Kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu (PT);

    - Kiểm tra bằng phương pháp từ tính (MT).

4. Kiểm tra an toàn xe máy công trình :  

    - Kiểm tra chưng nhận xe lu

    - Kiểm tra chứng nhận xe ủi

    - Kiểm tra chứng nhận máy đào  

III.HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ - CP vào ngày 15/5/2016, Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016.

INSAF là đơn vị đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện cho các nhóm đối tượng 1,2,3,4,5,6.

1. Đối tượng tham gia
– Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Nhóm 5: Người làm công tác y tế
– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên 

2. Nội dung khóa học huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động: Dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
Thời gian huấn luyện an toàn lao động theo quy định cho nhóm 1 và 4 tối thiểu 16 giờ; nhóm 2 tối thiểu 48 giờ. Với nhóm 3, thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ. Đặc biệt, nghị định số 44 có quy định thời gian huấn luyện tối thiểu với nhóm 5 và 6 lần lượt là 56 giờ và 4 giờ.
2.1. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
2.2 Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:
– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
– Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
– Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm;
– Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
– Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra;
– Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động;
– Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
– Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
– Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động
– Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
– Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại;
– Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2.3. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
– Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
– Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
– Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
– Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành:
– Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm;
– Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
– Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
2.4. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động;
– Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
– Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
2.5. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:
– Yếu tố có hại tại nơi làm việc;
– Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại;
– Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
– Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống;
– Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp;
– Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu;
– Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc;
– An toàn thực phẩm;
– Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm;
– Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động;
– Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;
– Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động;
– Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc;
– Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.
– Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2.6. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

3. Chứng chỉ, chứng nhận an toàn lao động:
Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp:
– Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm);
– Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm);
– Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm);
– Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện.